Cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số (digital transformation) là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,… Nó được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0, vậy chuyển đổi số là gì, hãy cùng KÉN tìm hiểu trong bài viết sau.
Khái niệm chuyển đổi số

Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là sự tác động để con người thay đổi tư duy làm việc, vận hành bộ máy để tìm cách ứng dụng vào từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn tác động đến văn hoá môi trường làm việc của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là quá trình thay đổi mang tính chiến lược của một doanh nghiệp và cần một quá trình thực hiện có kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng chứ không chỉ tác động đến cách làm việc, cách quản trị doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như: trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây,… để thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc hay văn hóa doanh nghiệp.
Chuyển đổi số khác gì số hóa?

Số hóa là quy trình chuyển đổi các loại hình công nghệ (ví dụ như từ cơ sang số, từ analog sang digital). Trong khi đó, chuyển đổi số có thể là sự chuyển đổi của các quy trình làm việc, các quy trình quản trị nhân sự,… trong một công ty. Chuyển đổi số là một quy trình mang mục đích giải quyết các vấn đề hơn là chỉ hiện đại hóa về mặt công nghệ.
Bạn có thể thấy, số hóa là một quy trình chuyển đổi trong lĩnh vực công nghệ-kỹ thuật. Và quy mô khá nhỏ. Mỗi người dân bình thường như chúng ta, khi quyết định thay đổi một thói quen nào đó (ví dụ như chuyển sang đọc ebook), thì cũng đã số hóa hoạt động đọc sách của mình. Còn chuyển đổi số bao hàm và mang tính hệ thống, dài hạn hơn.
Ví dụ về công ty xe hơi chạy điện Tesla. Vào tháng 6 năm 2014, Elon Musk đã quyết định chia sẻ các bằng sáng chế điện tử (digital patents) trên trang web của Tesla một cách tự do và miễn phí, nhằm khuyến khích các công ty xe hơi khác sử dụng chúng và cùng sản xuất các loại hình xe điện khác. Elon Musk hiểu rằng đối thủ cạnh tranh thực sự mà Tesla cần nhắm đến, chính là nền công nghiệp xe hơi chạy xăng, chứ không phải các hãng xe hơi chạy điện khác. Thế nên chẳng việc gì anh phải giữ các bằng sáng chế này cho riêng Tesla cả.
Các khái niệm khác về Chuyển đổi số
Công nghệ số
Hiểu theo nghĩa hẹp là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn với chi phí rẻ hơn. Còn theo nghĩa rộng thì công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đại diện là công nghệ toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo…
Tin học hóa
Tin học hóa còn được gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc số hóa quy trình nghiệp vụ đã có. Trên thực tế, tin học hóa không thay đổi quy trình, mô hình hoạt động đã có, khi tin học hóa ở mức cao dẫn đến thay đổi quy trình hoặc mô hình hoạt động thì gọi là chuyển đổi số.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo là việc con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lực trí tuệ của con người. Theo nghĩa hẹp hơn hơn thì trí tuệ nhân tạo là để “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”.
Internet vạn vật (IoT)
Nếu như Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh… với nhau để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, Internet vạn vật là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự. Nhờ có các cảm biến thông minh và kết nối mạng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, những vật vô tri vô giác, vật dụng gia đình, như chiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ “cất tiếng nói” và giao tiếp với nhau và với con người. Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo, gọi là đám mây trên Internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng trên mặt đất, để mọi người kết nối, sử dụng như là dịch vụ khi họ cần.
Điện toán đám mây cũng giống như điện lưới. Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình, giống như máy phát điện, thì sử dụng dịch vụ điện toán đám mây giống như điện lưới, sử dụng đến đâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành, quản lý.
Xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam và trên toàn thế giới nhằm phát triển kinh doanh và mang tới chất lượng dịch vụ, sản phẩm tốt cho người dùng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức về chuyển đổi số trong thời kỳ 4.0. Để tìm hiểu và được tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với Kén Space Alliance tại spms2.com và trở thành thành viên của chúng tôi!